Cảm biến tương phản Sick Việt Nam là gì ? Tính ứng dụng trong lắp đặt?

Khi nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng thì yêu cầu đặt ra các quy trình điều khiển tự động là phải có khả năng cung cấp những sản phẩm, linh kiện với giá cả ngày càng thấp và luôn phải giữ được chất lượng cao hơn. Một trong những yếu tố đóng góp trong việc làm tăng năng suất sản xuất là hệ thống gắn trong dây chuyền để đánh giá các thông số, đặc điểm của sản phẩm ở tốc độ rất cao (tần số lên tới 100 sản phẩm/giây). Vậy cảm biến tương phản là gì ? Tính ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày như thế nào ? Những lưu ý khi lựa chọn một sản phẩm cảm biến sao cho phù hợp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin này!

Cảm biến tương phản Sick Việt Nam là gì ? 

Cảm biến tương phản phát hiện sự khác nhau trong độ tương phản khi đối tượng /dấu hiện hữu hoặc trống trong khoảng 25 mm.

Nhiều cảm biến tương phản sử dụng nguồn sáng LED đỏ hoặc xanh lá cây (đôi khi là cả hai). Do các cảm biến màu khác nhau hấp thụ lượng sáng khác nhau, do đó người ta có thể lựa chọn bước sóng khác nhau của nguồn sáng để tạo ra độ tương phản cao nhất ở mỗi ứng dụng cụ thể. Tuy vậy, tiếp cận này không linh hoạt, đòi hỏi màu nền và màu dấu cụ thể. Cảm biến có nguồn sáng đỏ và xanh cho độ linh hoạt tốt hơn nhiều nhưng đòi hỏi một lựa chọn màu cố định (hoặc xanh, hoặc đỏ) trong lúc hoạt động. Chức năng này thường được áp dụng khi tiến hành “huấn luyện” cảm biến khi lắp đặt.

Cảm biến tương phản KTM Prime
Cảm biến tương phản KTM Prime

Những cân nhắc khi lựa chọn cảm biến? 

Thông thường, lựa chọn cảm biến đúng cách có liên quan tới việc xem xét những tính năng của vật cần phát hiện và xác định trường nhận diện hữu hạn. Người đọc cần hiểu rõ những tiêu chí sau đây trước khi lựa chọn cho mình một loại cảm biến phù hợp.

1. Bạn cần phát hiện tính chất nào của vật thể?

Chúng ta cần có những lựa chọn phù hợp nhất, tránh sử dụng cảm biến không đúng cách, gây lãng phí cả về tiền bạc và thời gian.

2. Chỉ có 1 điều kiện hay có nhiều điều kiện cấu thành vật cần phát hiện?

Trừ cảm biến màu, mọi cảm biến khác phát hiện một điều kiện nào đó là nguyên nhân dẫn tới tín hiệu phản xạ lớn hoặc nhỏ hơn giá trị thiên áp. Khi có nhiều hơn một điều kiện cấu thành, cần vài cảm biến tương phản hoặc một cảm biến màu để tiến hành phép tích phân khi đo đạc.

3. Bề mặt nhẵn bóng hay mờ xỉn?

Đối với bề mặt bóng có độ phản xạ cao, thường chúng  ta phải gắn cảm biến vào gá và tạo thành một góc nhọn so với bề mặt vật thể, thường là 15°.  Nếu như độ bóng là một đặc tính cần phát hiện, khi đó cần phải gắn cảm biến vuông góc so với bề mặt đó. Bề mặt mờ khuếch tán ánh sáng theo nhiều cách bất đồng nhất, làm tăng khả năng phát hiện của cảm biến.

4. Kích thước đối tượng là bao nhiêu?

Dấu hoặc vật thể cần phải lớn hơn kích thước điểm sáng để đảm bảo tính ổn định khi hoạt động. Kích thước của đối tượng và tốc độ cần được cân nhắc kỹ nhưng ở quy trình với tốc độ nhỏ. Phép kiểm tra đòi hỏi đối tượng cần được chiếu sáng đủ lâu để cảm biến có thể nhận ra chúng.

5. Đối tượng dịch chuyển nhanh thế nào là vừa đủ?

Kiểm tra tin cậy là một hàm của độ đáp ứng của cảm biến, tốc độ lấy mẫu, kích thước đối tượng, và tốc độ dịch chuyển của đối tượng qua điểm sáng của cảm biến. Một cách dễ hiểu, đối tượng cần hiện hữu trong điểm sáng (do cảm biến phát ra) đủ lâu so với độ đáp ứng. Cảm biến có độ đáp ứng nhanh hơn 100 µs thường phù hợp phần lớn các đối tượng.

6. Khoảng cách lớn/nhỏ nhất từ bộ gá cảm biến tới đối tượng?

Một số cảm biến có thể hoạt độ ở khoảng cách>100 mm, phần lớn cảm biến khác không thể. Khoảng cách càng xa càng đòi hỏi cảm biến phải có độ nhậy cao. Một vài cảm biến màu, cảm biến tương phản, cảm biến huỳnh quang cho điểm sáng có kích thước lớn vì vậy chúng có thể hoạt động tốt ở những khoảng cách xa hơn so với đối tượng. Nói chung, nên chọn cảm biến có khả năng đánh giá ổn định và đặt chúng ở khoảng cách tối ưu hơn là cố định nó trên một khoảng cách cần thiết và xem nó có hoạt động tốt hay không.

7. Khoảng cách cảm biến – đối tượng nên cố định hay nên thay đổi?

Biến thiên khoảng cách cảm biến – đối tượng, thường được hiểu như hiện tượng “phách động”, là một yếu tố thành công của phép kiểm tra. Vì mọi điện đều đo sự sai khác về ánh sáng do cảm biến quang thu thập, vì thế thay đổi về khoảng cách sẽ gây ra thay đổi về lượng ánh sáng tới trên các thấu kính góp. Dù ít dù nhiều điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng độ tin cậy của phép đo vốn phụ thuộc vào mức có mặt hoặc vắng mặt của đối tượng: sự khác nhau càng lớn, biến thiên khoảng cách càng lớn.

Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và Tự động hóa – Đại lý phân phối chính thức sản phẩm hãng SICK tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm mua các sản phẩm cảm biến tương phản Sick Việt Nam vui lòng liên hệ ngay đến AUMI để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VÀ TỰ ĐỘNG HÓA AUMI

Địa chỉ: B44, Lô nhà vườn, KĐT Việt Hưng, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Hotline:

  • Hà Nội: 0917 991 589
  • Hồ Chí Minh: 0932 226 100

Email: aumi@aumi.com.vn

0 0 Bình chọn
Đánh giá
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Tất cả bình luận